Những sai lầm nghiêm trọng cản trở sự nghiệp của bạn
Tất cả những việc bạn đang làm là chịu trách nhiệm cho điều không phải do bạn.
Đặt câu hỏi thay vì đưa ra lời khẳng định
Khi bạn hỏi thay vì khẳng định, điều đó có nghĩa là bạn không chắc chắn về những gì mình đang nói và cố gắng tìm hiểu người nghe của mình xem anh/cô ấy có đồng ý với cuộc nói chuyện của bạn hay không. Nếu nhận được những tín hiệu tiêu cực, bạn sẽ mất tự tin và lúng túng như “gà mắc tóc”.
Như vậy, bạn đã mất kiểm soát về cuộc nói chuyện và sẽ khó để quay lại đúng nhịp cuộc tranh luận. Cách khắc phục là hãy đảm bảo bạn luôn sẵn sàng cho mọi điều mình nói. Trước khi tới một cuộc họp quan trọng, hãy chuẩn bị mọi luận điểm cho ý kiến của bạn. Sau đó, thay vì tìm kiếm một đồng nghiệp để xác nhận ý kiến của bạn, bạn có thể ghi nhớ những thông tin dẫn tới kết luận của mình. Thêm nữa, hãy chuẩn bị để nói dõng dạc lý do của mình nếu ai đó bất đồng ý kiến.
Xin lỗi dù đó không phải là lỗi của bạn
Tất nhiên, sẽ có nhiều lúc “xin lỗi” là phản hồi thích hợp khi bạn mắc sai lầm. Nhưng nếu bạn xin lỗi vì những gì không phải lỗi của mình (chẳng hạn khi người khác cố tình “dìm hàng” bạn trước mặt sếp, người đồng nghiệp quên cuộc họp với bạn hoặc khách hàng không hạnh phúc với xu hướng mới của thị trường), hãy dừng lại. Tất cả những việc bạn đang làm là chịu trách nhiệm cho điều không phải do bạn.
Tương tự, không có lý do gì để bắt đầu lời chỉ trích bằng “Tôi xin lỗi nhưng…”. Nếu bạn có bất đồng với đồng nghiệp hoặc cấp dưới, hãy đơn giản nói thẳng vào vấn đề, hãy trực tiếp và đặt trách nhiệm lên đúng người: “Bản báo cáo này không bao gồm hết những gì chúng ta đã bàn bạc, anh/chị hãy kiểm tra lại xem sao”.
Tránh trả lời trực tiếp câu hỏi
Bạn được đồng nghiệp hỏi ý kiến về một vấn đề, và vì không muốn mất lòng họ, bạn trả lời chung chung bằng cách đưa ra 2-3 giải pháp cùng “danh sách” phân tích những ưu và nhược điểm của từng giải pháp. Điều này có thể “an toàn” cho bạn nhưng lại không làm hài lòng người hỏi: họ muốn một câu trả lời chính xác rằng nếu rơi vào tình huống đó, bạn sẽ làm gì. Do vậy, dù quan điểm của bạn không phải là một câu trả lời tích cực, ít nhất cũng hãy bày tỏ nó.
Nếu bạn tiếp tục tránh trả lời trực tiếp, mọi người sẽ coi bạn là người lúc nào cũng an toàn trong giao tiếp, không thông minh, thiếu sự linh hoạt và chỉ đi theo xu hướng đám đông. Vì vậy, lần tới khi được hỏi ý kiến, hãy đưa ra một câu trả lời tự tin và quyết đoán.
Leave a Reply