Những câu nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn

Đảm bảo rằng điểm yếu của bạn không trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến một trong những nhiệm vụ của bạn trong công việc tương lai, nhưng bạn phải trung thực.

1. Bạn hãy cho tôi biết đôi chút về bản thân?

Khi trả lời câu hỏi nay, bạn không nên nói lan man, lòng vòng. Hãy dành 2 đến 3 phút chuẩn bị tóm tắt về công việc của bạn. Theo các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, ứng viên nên chắc chắn rằng bất kỳ điều gì bạn chia sẻ lúc này đều liên quan và có ý nghĩa cho công việc bạn đang phỏng vấn. Đưa ra quá nhiều thông tin sẽ khiến nhà tuyển dụng không hiểu được bạn và buổi phỏng vấn sẽ bị ảnh hưởng không tốt.

2. Tại sao bạn lại muốn rời bỏ công việc hiện tại?

Câu hỏi này giống như một con dao hai lưỡi vậy. Một mặt, nếu bạn nói rằng bạn đang tìm kiếm cơ hội mới, nhà tuyển dụng có thể hiểu rằng bạn đang chán công việc hiện tại và muốn thay đổi công việc. Vì thế, khi đã nói đến lý do này, bạn nên trình bày cụ thể hơn theo kiểu, có những thay đổi trong quản lý, chỉ đạo của công ty không phù hợp với mục tiêu cá nhân của bạn, hoặc một số thay đổi gần đây làm cho bạn lo ngại về sự ổn định của công ty và vai trò của bạn ở đó.

Sẽ tốt hơn để có nhiều lý do cho việc thay đổi so với việc chỉ đưa ra một lý do duy nhất. Điều này cho thấy rằng những quyết định của nhà tuyển dụng là đa dạng và đầy hy vọng. Một trong số những gì bạn nói sẽ cộng hưởng với nhà tuyển dụng, giúp họ đưa ra quyết định cuối cùng.

3. Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn?

Hãy dừng ngay câu nói: “Tôi là người cầu toàn”, bởi đây là câu nói nhàm chán và thái quá. Bạn nên đưa ra một điểm mạnh có thể giúp bạn nổi bật cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ngược lại, khi đưa ra một điểm yếu, bạn hãy chọn một điều gì đó thực tế và thừa nhận rằng bạn đang làm việc liên tục để cải thiện điểm yếu đó. Đảm bảo rằng điểm yếu của bạn không trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến một trong những nhiệm vụ của bạn trong công việc tương lai, nhưng bạn phải trung thực.

4. Mức lương mà bạn mong đợi?

Nếu có thể, bạn hãy tránh thương lượng vấn đề lương lậu cho tới cuối buổi phỏng vấn. Khi thảo luận, hãy đưa ra một giới hạn mà bạn cảm thấy thoải mái.

Đi sâu vào cuộc trò chuyện, bạn quyết định mức lương tối thiểu mà với nó bạn có thể sống một cách thoải mái với những điều kiện cơ bản nhất. Từ đó, bạn từng bước nâng mức lương lên 5, 10 hoặc 15%. Một khi làm chủ được cuộc thương lượng, bạn sẽ ở vị trí tốt hơn để đưa ra các mức lương và hoàn toàn nhận được mức lương và các lợi ích tốt nhất.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *