Những điều cần suy nghĩ trước khi nhảy việc

Những việc đó tưởng như đơn giản nhưng lại khiến bạn tiêu tốn một khoản kha khá.

Thử sức với công việc mới trong một lĩnh vực hoàn toàn khác có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái, hào hứng hơn nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Thậm chí, nhiều khi, giai đoạn chuyển đổi này còn khiến bạn rơi vào tình trạng nhẵn túi bởi khả năng tài chính sụt giảm không đủ để trang trải mọi việc như trước.

Hãy thử tưởng tượng, bạn đang làm việc bình thường, cuộc sống ổn định giờ bỗng nhiên thay đổi và rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính… Đó là chưa kể đến công việc mới có thể đưa đến cho bạn không ít khó khăn về môi trường làm việc, kiến thức mới, đồng nghiệp mới…

Bởi vậy, trước khi quyết định thay đổi công việc, bạn nên cân nhắc những vấn đề sau:

– Suy nghĩ về bằng cấp

Bạn muốn có một tấm bằng để bắt đầu sự nghiệp mới của mình và quyết định đi học? Hãy tính toán đến tiền học phí, tài liệu, chi phí sinh hoạt hàng tháng khi bạn không có tiền lương.

Thực tế, bằng cấp nhiều khi không còn là vấn đề quá quan trọng, nhà tuyển dụng thường thích những ứng viên giàu kinh nghiệm và có khả năng thích nghi với công việc mới cao hơn. Vì thế, thay vì đi học để có tấm bằng, bạn thử nghĩ đến những kinh nghiệm, kiến thức đã có sẵn, xem liệu nó có giúp ích được gì ở công việc mới và thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những điểm đó.

– Tranh thủ nghỉ phép

Khi muốn nhảy sang công việc mới, xin nghỉ việc ở công ty hiện tại, đừng vội vàng báo ngay với nhân sự và lãnh đạo công ty. Bạn hãy xem mình còn bao nhiều ngày phép và tranh thủ lúc này để nghỉ. Thời gian nghỉ phép này khiến bạn không chỉ giúp bạn tránh bị thâm hụt về tài chính mà còn giúp bạn có thời gian cân nhắc xem có nên chuyển việc hay không. Dù chỉ là mấy ngày phép, bạn cũng nên tận dụng và suy nghĩ kỹ hơn một chút trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

– Dự trù chi phí

Khi từ bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm lĩnh vực mới, bạn nên tính toán đến những chi phí hoàn toàn mới sẽ tăng lên đáng kể, từ tiền điện thoại, xăng xe, tụ tập cà phê hay ăn uống cũng bạn bè, người quen… Những việc đó tưởng như đơn giản nhưng lại khiến bạn tiêu tốn một khoản kha khá. Bởi vậy, bạn nên có dự trù trước để không bị thâm hụt ngân sách.

Công việc mới đòi hỏi nhiều kiến thức mới kể cả về chuyên môn hay vấn đề công nghệ. Nhiều công ty có kế hoạch đào tạo nhân viên mới nhưng một số nơi, bạn phải tự lo liệu chi phí và tìm chỗ đào tạo cho phù hợp. Lúc này, bạn cũng nên tính toán chi phí sắm sanh trang thiết bị cần thiết cho công việc mới cũng như lượng tiền cần bỏ ra cho quá trình học hỏi kiến thức mới.

Nếu công việc mới bắt buộc bạn phải chuyển đến một thành phố mới, bạn cần tính toán chi phí đi lại, ăn ở một thời gian, ít nhất là đến khi công việc đi vảo ổn định. Nếu nhà tuyển dụng không đưa ra chi phí ăn ở, nghĩa là bạn phải tự thuê nhà cửa và chắc chắn mọi chi phí sinh hoạt phát sinh đều tự bạn phải chi.

– Quan tâm đến mức lương

Cho dù công việc mới là sở thích, là con đường lâu nay bạn tìm kiếm, bạn cũng cần để ý xem mức lương nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn là bao nhiêu. Mức lương ấy liệu có tương xứng với trình độ, kinh nghiệm và công sức bạn bỏ ra cũng như có tương đương với các vị trí tương tự ở những công ty khác không. Hơn nữa, bạn cũng nên tính toán xem mức lương đó có đủ để bạn trang trải cuộc sống.

Nhiều người cho rằng, nếu đã đam mê thì sẵn sàng dấn thân mà không cần quan tâm đến tiền bạc. Tuy nhiên, đam mê cũng phải gắn với thực tế.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *